Tôi có cần phải có kỹ năng thi công điện khi thao tác với phụ kiện móc trần không?

Tôi có cần phải có kỹ năng thi công điện khi thao tác với phụ kiện móc trần không?

Phụ kiện móc trần là phụ kiện dùng để lắp đặt các bộ đèn lên trần nhà. Do thi công trực tiếp với điện, nhiều người cảm thấy lo lắng liệu có cần kỹ năng thi công điện khi thao tác với phụ kiện này hay không?

Trong bài viết này, MotoM Việt Nam sẽ giải thích phụ kiện móc trần là gì, trình độ thi công điện cần thiết để thực hiện công việc lắp đặt đèn trần, đèn thả (đèn treo), đèn trùm trang trí.

Phụ kiện móc trần khi lắp đặt có cần thi công điện hay không? Phụ kiện móc trần là gì?

Phụ kiện móc trần là một thiết bị cố định đi dây để gắn các thiết bị chiếu sáng trên trần nhà. Một ổ cắm phần phụ kiện móc trần được gắn vào bề mặt trần nhà có thể cung cấp điện cho bộ đèn bằng cách gắn vào phích kết nối của thiết bị này với bo565 đèn.

Phụ kiện móc trần sẽ cung cấp điện cho bộ đèn và đồng thời chịu tải trọng cho toàn bộ bộ đèn.

Ưu điểm của phụ kiện móc trần

Có hai cách chính để gắn thiết bị chiếu sáng lên trần nhà.

Cách lắp đặt bằng cách đấu nối dây điện ở trên trần nhà trực tiếp với bộ đèn chiếu sáng (hình thức lắp đặt này gọi là gắn trực tiếp).

Cách lắp đặt bằng cách cắm phích cắm của bộ đèn với phụ kiện móc trần cố định sẵn trên bề mặt trần nhà.

Đối với phương pháp “gắn trực tiếp” hệ thống dây điện được gắn trực tiếp giữa trần nhà và bộ đèn là công việc liên quan đến hệ thống dây điện nên chỉ những thợ điện chuyên môn mới có thể làm được.

Ưu điểm lớn nhất của việc lắp đèn bằng phụ kiện móc trần đó chính là ai cũng có thể dễ dàng tháo, lắp đèn ra để vệ sinh, bảo dưỡng hoặc thay thế bằng một bộ đèn mới.

Nhược điểm của phụ kiện móc trần

Phụ kiện móc trần không có nhiều nhược điểm lắm. Nhược điểm lớn nhất là nó sẽ không phù hợp với những thiết bị chiếu sáng không tương thích với phụ kiện này.

Phụ kiện móc trần không chỉ đóng vai trò là nguồn điện mà còn có tác dụng nâng đỡ trọng lượng của bộ đèn. Thông thường, khả năng chịu tải của móc trần là từ 3 đến 5 kg, tuy nhiên với móc trần hoa thị có thể lên đến 10kg. Nó sẽ cần thiết để hỗ trợ cho các bộ đèn có tải trọng nặng như đèn chùm trang trí, bạn có thể gia cố thêm bằng các phụ kiện kim loại kèm theo.

Để lắp đặt phụ kiện móc trần, bạn cần phải có trình độ thi công điện

Tôi có cần phải có kỹ năng thi công điện khi thao tác với phụ kiện móc trần không

Bạn cần phải có một người am hiểu về thi công điện để đấu móc dây điện với phụ kiện móc trần để có thể đảm bảo không xảy ra những vấn đề như rò rỉ điện và cháy.

Quy trình lắp đặt phụ kiện móc trần

Nếu bạn muốn thay đổi đèn gắn trực tiếp mà thay đổi thành phụ kiện móc trần, bạn nên thi công lắp đặt như sau. Đầu tiên, bạn hãy đảm bảo mình đã cắt cầu dao trước khi tiến hành lắp đặt.

Bước 1: Tháo thiết bị chiếu sáng ngay vị trí cần lắp đặt (nếu có)

Bước 2: Xử lý và cắt dây điện trên trần nhà

Cắt dây ra khỏi trần nhà theo chiều dài phù hợp để lắp phụ kiện móc trần. Sau khi tước lớp vỏ của dây điện, hãy xác định chiều dài của dây sao cho tương xứng với phụ kiện móc trần được hướng dẫn.

Bước 3: Nối dây điện vào phụ kiện móc trần

Móc dây điện vào phần nối bên trong phụ kiện, chèn thật chắc chắn và cố định bằng tua vít.

Bước 4: Gắn thân phụ kiện móc trần vào trần nhà.

Sau khi kết nối các dây, kéo thẳng thân phụ kiện và bắt vít cố định thật chặt vào trần.

Việc lắp đặt phụ kiện móc trần vào trần nhà đòi hỏi bạn phải hiểu được về điện và nên nhờ thợ thực hiện nếu bạn không rành để đảm bảo an toàn về điện và cháy nổ.

Lợi thế của phụ kiện móc trần là sau khi lắp xong, ai cũng có thể dễ dàng tháo lắp đèn khỏi phụ kiện để lau chùi và thay thế bằng đèn khác.

 

← Bài trước Bài sau →