Đèn downlight là một thiết bị chiếu sáng được sử dụng bằng cách lắp đặt vào trần nhà. Đèn chiếu sáng nhỏ và hình ống, chủ yếu được sử dụng làm đèn chiếu sáng phụ.
Một trong những điểm thu hút nhất của đèn downlight là thường lắp đặt âm trần. Không giống như đèn LED tuýp hay đèn treo, đèn downlight không lộ quá nhiều ra khỏi trần nhà, do đó trần phẳng và toàn bộ căn phòng trông gọn gàng.
Các loại đèn downlight
Đèn downlight thường được sử dụng ở những không gian rộng lớn như sảnh lớn, trung tâm mua sắm và cũng được sử dụng rộng rãi trong những không gian nhỏ hơn như nhà ở. Nó có thể được sử dụng như một đèn chiếu phụ hoặc chiếu sáng chính bởi sự phân bố ánh sáng. Có nhiều loại và chức năng cũng khác nhau, vì vậy hãy chọn đèn downlight tốt nhất tùy thuộc vào nơi bạn sử dụng.
Chia theo chức năng
Đèn downlight cơ bản
Giống như tất cả đèn chiếu sáng thông thường khác, đèn downlight cơ bản sẽ không thể điều chỉnh được góc chiếu.
Đèn downlight đa năng
Đây là loại đèn downlight mà người sử dụng có thể xoay và điều chỉnh góc chiếu tùy theo nhu cầu sử dụng.
Chia theo sự lan tỏa ánh sáng
Đèn downlight có 2 loại ánh sáng là loại ngưng tụ và loại khuếch tán
Loại ngưng tụ
Loại ngưng tụ hay còn gọi là loại chiếu điểm là đèn downlight có phạm vi chiếu xạ hẹp. Do phạm vi chiếu sáng hẹp, thường tập trung chiếu một điểm, khu vực nên rất hữu ích khi sử dụng ở những nơi bạn muốn chiếu sáng tập trung như bàn ăn. Ngoài ra, vì ánh sáng sắc nét hơn loại chiếu khuếch tán, bạn có thể tạo điểm nhấn cho căn phòng. Tuy nhiên, mặt khác lại có nhược điểm là chỉ chiếu được khu vực hẹp, không thể chiếu sáng toàn bộ không gian như loại chiếu khuếch tán.
Loại khuếch tán
Loại chiếu khuếch tán là loại đèn downlight có dải chiếu xạ rộng. Do phạm vi chiếu xạ và khuếch tán rộng nên nó có thể được sử dụng như một thiết bị chiếu sáng chính ngay cả trong phòng khách lớn bằng cách lắp đặt nhiều. Một đặc điểm khác của loại chiếu khuếch tán là ánh sáng dịu hơn loại chiếu điểm. Tuy nhiên, mặt khác lại có nhược điểm là ánh sáng hơi mờ.
Đèn downlight có kích thước như thế nào?
Kích thước của đèn downlight được biểu thị bằng đường kính của lỗ nhúng (ký hiệu: φ). Nếu là φ75, đường kính sẽ là 7,5 cm.
Trong không gian nhà ở, kích thước φ100 và φ125 thường được sử dụng. Có kích thước nhỏ hơn và lớn hơn, nhưng hãy chọn kích thước phù hợp với căn phòng của bạn.
Đèn downlight có chức năng điều chỉnh độ sáng
Một số loại đèn downlight có chức năng điều chỉnh độ sáng và thay đổi màu sắc của ánh sáng. Chức năng điều chỉnh độ sáng và chức năng chỉnh màu có thể thay đổi bầu không khí của căn phòng theo tâm trạng và thời gian.
Đèn downlight có thể thay thế được/ Đèn downlight tích hợp
Đèn downlight có thể thay thế được
Đèn downlight có thể thay thế có bóng đèn và bộ đèn riêng biệt, có thể được thay thế bằng cách tháo bóng đèn cũ và lắp bóng đèn mới, giống như bạn thay bóng đèn âm trần hoặc bóng đèn tuýp khi bóng đèn bị cháy. Đặc điểm là có thể dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, nhược điểm là giá thành cao hơn so với đèn downlight tích hợp.
Đèn downlight tích hợp
Đèn downlight tích hợp bao gồm máng đèn và bóng đèn. Khi cháy bóng đèn, bạn phải thay toàn bộ máng đèn, tuy nhiên giá thành khá rẻ.
Ngày nay, nhu cầu về loại tích hợp này ngày càng tăng do sự phổ biến của đèn LED. Nguyên nhân là do tuổi thọ của đèn LED cao, đến khi đèn LED bị cháy thì bộ máng đèn cũng đã xuống cấp và phải thay thế. Nên nếu xem xét một cách tổng thể thì chi phí loại tích hợp rẻ hơn.
Những lưu ý trước khi lắp đặt đèn downlight
Không giống như các loại đèn chiếu sáng khác, đèn downlight một khi đã lắp đặt thì không thể dễ dàng thay đổi vị trí cũng như số lượng, vì vậy cần phải kiểm tra cẩn thận trước khi lắp đặt. Có một số điểm sau cần lưu ý trước khi lắp đặt:
Cần phải nhờ thợ điện hoặc những người có chuyên môn để thi công lắp đặt. Khi đã thi công xong thì không thể thay đổi vị trí và số lượng đèn.
Khi đèn không sáng, hay có hiện tượng bị hỏng thì nên gọi thợ điện đến kiểm tra, không nên tự ý kiểm tra hay thay đèn.
Thiết kế phân bố ánh sáng sao cho phù hợp
Đèn downlight dễ gây ra ánh sáng chói khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc giảm tầm nhìn . Một số nhà sản xuất bán đèn downlight không chói. Nó được thiết kế để ngăn ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt, hạn chế ánh sáng chói khó chịu.
Đèn downlight nên sử dụng cho những không gian nào?
Phòng khách
Phòng khách tương đối rộng rãi so với các phòng khác nên có nhiều cách lắp đặt. Bạn có thể sử dụng nó như một thiết bị chiếu sáng chính bằng cách lắp đặt nhiều đèn downlight loại khuếch tán (loại có phạm vi chiếu xạ rộng), hoặc bạn có thể lắp đặt ở nơi cần được chiếu sáng đặc biệt như nhà bếp hoặc bàn ăn. Nó cũng có thể được sử dụng như ánh sáng gián tiếp bằng cách lắp đặt trên mặt tường hoặc lắp đặt một đèn chiếu sáng đa năng (đèn chiếu sáng có thể tự do thay đổi góc chiếu xạ).
Phòng ngủ
Nên sử dụng đèn downlight có thể điều chỉnh độ sáng cho phòng ngủ. Trước khi đi ngủ, bạn có thể thoải mái thư giãn bằng cách làm mờ ánh sáng. Ngoài ra, nên lắp đặt ở vị trí mặt không bị ánh sáng chiếu trực tiếp khi nằm xuống giường.
Lối vào bên ngoài
Nếu bạn lắp đặt ở cửa ra vào loại đèn downlight có cảm biến chuyển động, nó sẽ tự động bật khi bạn về muộn vào ban đêm. Ngoài ra, không giống như đèn ngủ, nó chỉ sáng lên khi cần thiết, vì vậy nó thân thiện với môi trường và cảm biến chuyển động cũng hữu ích như một biện pháp phòng chống tội phạm.
Nhà vệ sinh
Trong một không gian nhỏ như nhà vệ sinh hoặc bồn rửa mặt, một chiếc đèn downlight duy nhất có thể chiếu sáng toàn bộ căn phòng. Ngoài ra, đèn downlight không tốn nhiều diện tích lại được lắp âm trần nên khiến cho căn phòng trở lên rộng rãi hơn.
Hãy tạo ra một không gian rộng rãi và đặc biệt cho căn phòng chỉ bằng cách sử dụng đèn downlight.