Ưu nhược điểm của ray đèn rọi  – Phụ kiện hỗ trợ đắc lực khi lắp đèn treo và đèn rọi

Ưu nhược điểm của ray đèn rọi  – Phụ kiện hỗ trợ đắc lực khi lắp đèn treo và đèn rọi

Ray đèn rọi là một trong những phụ kiện hỗ trợ lắp trần, giúp cho việc lắp nhiều đèn rọi cùng lúc một cách đơn giản và dễ dàng mà không cần các thao tác thi công điện phức tạp.

Ray đèn rọi được lắp ở các cửa hàng, shop thời trang do khả năng lắp đặt tiện dụng của nó. Nhưng hiện nay người ta còn thấy chúng được lắp ngay trong hộ gia đình, những nơi như phòng khách, phòng ăn, nhà bếp của các căn hộ chung cư, biệt thự, villa…

Bạn có thể thay đổi không khí của căn phòng bằng cách sử dụng ray đèn rọi và tự do quyết định vị trí ánh sáng của khu vực một cách đơn giản và tiện lợi.

Hãy cùng MotoM Việt Nam xem xét kỹ hơn những ưu nhược điểm của ray đèn rọi trong bài viết này nhé!

Đầu tiên, ray đèn rọi là gì?

Ưu nhược điểm của ray đèn rọi  – Phụ kiện hỗ trợ đắc lực khi lắp đèn treo và đèn rọi

Ray đèn rọi có nhiều tên gọi khác nhau như ray đèn trần, ray đèn chiếu điểm… nhưng nhìn chung là một thanh ray có các rãnh cố định dẫn điện, được lắp với các đèn rọi, chiếu điểm và đèn treo. Với hình dạng thanh dài và thiết kế đặc biệt cho phép nguồn điện chạy dọc trên thanh ray, bạn có thể di chuyển đèn sang bất kỳ vị trí nào trên thanh ray mà đèn vẫn có thể sáng được.

Với tính năng này, người ta tận dụng thanh ray đèn rọi này cho các loại đèn chiếu điểm nhằm thay đổi vị trí chiếu sáng thích hợp mà người dùng mong muốn.

Bên cạnh đó, thanh ray này có thể gắn cùng lúc nhiều đèn trên thanh ray, do đó thường được ứng dụng gắn 2 đến 3 đèn cùng 1 lúc, như dạng đèn treo chập 3 tại nhà bếp và phòng ăn.

5 ưu điểm của việc lắp đặt đèn bằng ray đèn rọi

Ưu nhược điểm của ray đèn rọi  – Phụ kiện hỗ trợ đắc lực khi lắp đèn treo và đèn rọi

Ưu điểm 1 : Dễ dàng thay thế

Như đề cập ở trên, ta có thể thấy là ưu điểm đầu tiên của ray là việc bộ đèn có thể dễ dàng thay thế và di chuyển vị trí của đèn. Bạn cũng có thể lắp thêm và thay thế các thiết bị chiếu sáng với ray đèn rọi chỉ bằng thao tác cực kỳ đơn giản.

Do đó, với ray đèn rọi, bạn hoàn toàn có thể thay đổi phong cách căn phòng bằng cách thay đèn theo ý thích

Ưu điểm 2: Làm cho phòng của bạn trở nên thời trang hơn

So với đèn trần và đèn treo lắp cố định, ray đèn rọi có thể giúp cho căn phòng trông thời trang hơn. Không cần thao tác dây điện phức tạp và dễ dàng thay đổi vị trí đèn có thể giúp cho căn phòng trở nên thẩm mỹ và thời trang hơn theo cách mà bạn muốn.

Ưu điểm 3: Có thể điều chỉnh độ sáng cho căn phòng

Tuy mỗi ray có công suất tối đa riêng, bạn không thể thêm bao nhiêu đèn tùy thích, nhưng với số lượng phù hợp, bạn vẫn có thể điều chỉnh độ sáng của khu vực theo số lượng đèn.

Bạn cũng có thể chiếu sáng khu vực tối cho sáng hơn hoặc làm giảm đi độ sáng cho khu vực đó trở nên êm dịu hơn bằng cách tăng giảm số lượng đèn phù hợp.

Một trong những ưu điểm là bạn có thể điều chỉnh độ sáng theo ý thích của mình vì bạn có thể bật nhiều đèn từ một công tắc miễn là không vượt quá công suất.

Ưu điểm 4: Bạn có thể gắn thiết bị khác ngoài đèn

Đèn chiếu sáng không phải là thứ duy nhất có thể gắn vào ray đèn rọi.

Bạn còn có thể gắn một chiếc quạt nhỏ hoặc một chiếc loa, miễn là có đầu chuyển đổi để đính với ray đèn rọi.

Thậm chí còn có hệ thống chiếu sáng hiện đại sử dụng loa làm thiết bị chiếu sáng và cho phép bạn thưởng thức âm nhạc bằng cách kết nối với Bluetooth.

Ưu điểm 5 : Bố trí đèn tự do

Miễn là bạn có thể đảm bảo an toàn cho các dây dẫn điện, điều tuyệt vời là bạn có thể sắp xếp không chỉ một thanh ray đèn rọi, mà là sắp xếp song song hay chữ L hay bất cứ kiểu nào bạn thích bằng cách tận dụng cùng lúc nhiều thanh ray tùy theo sở thích.

Ngoài ra, khi bạn nghĩ đến đèn chiếu sáng, bạn có thể nghĩ nó được gắn vào trần nhà, nhưng nó có thể được gắn không chỉ vào trần nhà mà còn có thể gắn vào tường và cột nếu nó có thể dẫn điện.

Bố cục tự do cho phép bạn sáng tạo cho căn phòng trở nên thời trang hơn và phong cách theo ý bạn.

Ray đèn rọi nhiều ưu điểm đến thế nhưng cũng có tồn tại 4 nhược điểm

Nhược điểm 1: Ray đèn rọi cũng nổi bật trên nền của trần

Màu sắc chủ yếu của ray đèn rọi là màu đen, kim loại hoặc trắng, do đó, nếu ở trên các trần có kết cấu màu sắc đặc biệt thì ray trở nên nổi bật hơn bao giờ hết. Nếu không có cách phối hợp phù hợp, ray có thể nhìn không hợp thời trang và rối mắt.

Nhược điểm 2 : Ray đèn rọi giúp thả đèn xuống gần bạn, do đó nếu là bóng đèn tỏa nhiệt, bạn sẽ thấy nóng

Nhược điểm này chỉ tồn tại với các dòng đèn treo có dây dài, thả xuống gần người bạn, bạn nên tránh các bóng đèn sợi đốt có khả năng tỏa nhiệt cao nhé!

Nhược điểm 3 : Đối với khu vực nhà bếp, đèn thả sẽ có xu hướng dễ bẩn

Việc các phụ kiện cũng như thiết bị đèn trong nhà bếp, sẽ có khuynh hướng dễ bẩn khi bạn nấu nướng. Hãy chọn các thiết bị chiếu sáng dễ vệ sinh nhé.

Nhược điểm 4 : Phải xem xét công suất tối đa của đèn và ray đèn rọi

Việc gắn ray đèn rọi không có nghĩa là bạn gắn bao nhiêu đèn cũng được, mà nó phải phụ thuộc vào công suất tối đa của ray có thể chịu được. Nếu vượt quá khả năng chịu tải có thể ảnh hưởng đến việc vận hành của đèn và an toàn điện.

Chúc bạn có thểm nhiều kiến thức bổ ích để lựa chọn đèn chiếu sáng phù hợp cho không gian nhà với các bài viết của MotoM Việt Nam nhé!

Bạn có thể tìm thêm thông tin tư vấn về loại đèn phù hợp bằng cách liên hệ với MotoM Việt Nam nhé!

 

← Bài trước Bài sau →