Hướng dẫn cách chọn đèn và thiết bị chiếu sáng cho không gian phòng

Hướng dẫn cách chọn đèn và thiết bị chiếu sáng cho không gian phòng

Hướng dẫn cách chọn đèn và thiết bị chiếu sáng cho không gian phòng

Chúng ta hãy cùng nghiên cứu cách quyết định lựa chọn đèn và thiết bị chiếu sáng phù hợp với các không gian phòng khác nhau nhé.

Bạn thường có khuynh hướng chọn đèn như thế nào? Tùy theo không gian phòng và chức năng mà quyết định chọn dòng đèn tương ứng? Hay dựa trên thiết kế nội thất của không gian phòng mà chọn đèn có thiết kế phù hợp?

Chúng ta sẽ nói về các không gian phòng và loại ánh sáng phù hợp với không gian phòng đó nhé!

Giới thiệu loại phòng và các loại đèn, thiết bị chiếu sáng phù hợp với không gian phòng

1. Khu vực cửa vào

Khu vực cửa vào là nơi mà tạo được ấn tượng đầu tiên đối với chủ nhà và khách đến thăm. Hãy thử tưởng tượng sau một ngày làm việc mệt nhọc, khu vực này chính là nơi chào đón bạn đầu tiên về với ngôi nhà thân thương, là nơi đầu tiên tạo cho bạn cảm giác ấm áp khi được về nhà. Do đó, đối với không gian này, bạn nên lựa chọn loại ánh sáng không quá chói, mà chỉ vừa đủ để phù hợp với độ lớn của khu vực cửa vào là được.

Các dòng đèn và thiết bị chiếu sáng thường được sử dụng cho không gian này là đèn Downlight (đèn ốp trần), đèn trần (Ceiling Light), đèn treo (Pendant), đèn chùm trang trí (chandelier), đèn tường.

 

2. Khu vực hành lang

Đây là con đường dẫn đến các phòng, tùy theo kiến trúc của ngôi nhà thì sẽ có thiết kế hành lang rộng, hẹp, dài, ngắn; tùy theo diện tích và thiết kế, chúng ta có thể chọn độ sáng phù hợp để tạo ra không gian dẫn lối đến các phòng vừa đẹp vừa ấn tượng.

Các dòng đèn và thiết bị chiếu sáng thường dùng cho khu vực hành lang là đèn Downlight (đèn ốp trần), đèn tường và đèn dẫn lối (đèn chiếu sáng chân tường, chân cầu thang). Đối với các khu vực hành lang nhỏ, bạn chỉ cần sử dụng đèn dẫn lối là có thể cung cấp đủ ánh sáng cho khu vực này.

 

3. Khu vực cầu thang

Cầu thang là nơi cần ánh sáng vừa đủ để người trong nhà đi lại dễ dàng và an toàn. Tùy theo vị trí của cầu thang mà ánh sáng bố trí cho khu vực này cần tính toán kỹ lưỡng. Bởi nếu đi lên đi xuống cầu thang mà ánh sáng quá tối sẽ gây nguy hiểm do dễ bước hụt chân, ánh sáng quá chói sẽ dẫn đến chói mắt cũng khó mà đi lại an toàn được.

Lựa chọn đèn và thiết bị chiếu sáng thích hợp nhất cho khu vực cầu thang là những dòng đèn tường có chụp che tạo nên ánh sáng gián tiếp, không gây chói mắt nhưng vẫn cung cấp đủ ánh sáng cho khu vực này.

Để tránh việc bước hụt chân khi đi cầu thang vào buổi tối thì đèn dẫn lối cầu thang (đèn chiếu sáng chân tường, chân cầu thang) cũng là một lựa chọn an toàn cho bạn.

 

4. Khu vực phòng khách

Không gian phòng khách là trung tâm của ngôi nhà, khi gia đình sum họp cùng nhau trò chuyện, chơi game, xem tivi hoặc trò chuyện với khách khi họ ghé thăm gia đình. Do có nhiều mục đích sử dụng, nên tùy theo sở thích và kiến trúc, bạn có thể lựa chọn dòng đèn cung cấp ánh sáng phù hợp với không gian phòng.

Hướng dẫn cách chọn đèn và thiết bị chiếu sáng cho không gian phòng

 

Lưu ý với khu vực xem Ti vi, bạn nên hạn chế các dòng đèn chiếu sáng chiếu trực tiếp vào khu vực tivi để tránh bị lóa khi xem ti vi nhé.

Lựa chọn đèn và thiết bị chiếu sáng được khuyến nghị cho khu vực phòng khách là đèn Downlight (đèn ốp trần), đèn trần (ceiling light), đèn chùm trang trí (chandelier), đèn tường, đèn đứng nội thất... để tạo điểm nhấn và ánh sáng nền cho không gian phòng.

 

5. Khu vực phòng ăn – bàn ăn

Phòng ăn là khu vực gia đình quây quần cùng nhau dùng bữa ăn. Do chú trọng vào bữa ăn, ánh sáng cho khu vực này phải tập trung tính toán sao cho món ăn nhìn có vẻ trông ngon lành và hấp dẫn hơn với màu sắc bắt mắt và chân thật. Ánh sáng cung cấp cho khu vực này nên có ánh sáng tập trung và ấm để mang lại cảm giác ngon miệng cho người dùng bữa. Vì vậy lựa chọn một hoặc ba đèn treo pendant chiếu sáng tập trung vào khu vực này cũng là một lựa chọn hoàn hảo cho bạn.

Các dòng đèn và thiết bị chiếu sáng thường được lựa chọn để chiếu sáng cho khu vực này là đèn chùm trang trí (chandelier), Đèn treo (Pendant) chiếu bàn ăn, đèn Downlight (đèn ốp trần), đèn đứng nội thất.

 

6. Khu vực nhà bếp

Bếp là khu vực nấu nướng và tạo ra những món ăn thơm ngon cho gia đình, do đó, cũng giống như phòng ăn, khu vực này cũng nên được chú trọng lựa chọn đèn để cung cấp ánh sáng giúp người đầu bếp trong nhà có thể quan sát món ăn của mình đang được chế biến. Bên cạnh đó, việc lựa chọn vị trí của đèn sao cho ánh sáng chiếu cũng như việc đổ bóng của tay không che mất ánh sáng cũng là một điều cần lưu ý khi lựa chọn đèn.

Lựa chọn các dòng đèn và thiết bị chiếu sáng cho khu vực bếp thường có là đèn chùm trang trí (chandelier), đèn Downlight ( đèn ốp trần), đèn nhà bếp, đèn treo (Pendant)…

 

7. Phòng ngủ

Phòng ngủ là khu vực chúng ta thư giãn và nạp năng lượng sau một ngày mệt nhọc làm việc. Do đó không gian này cần phải được tính toán chiếu sáng sao cho phù hợp, không quá chói sáng nhưng vẫn tạo được cảm giác ấm cúng thư giãn cho gian phòng. Vì là nơi bố trí giường ngủ, bạn không nên sắp xếp ánh sáng trần chiếu thẳng vào khu vực giường, vì sẽ gây chói mắt khi nằm. Thay vào đó, bạn có thể chọn ánh sáng gián tiếp, tạo cảm giác dịu mắt hơn và thư giãn hơn.

Hướng dẫn cách chọn đèn và thiết bị chiếu sáng cho không gian phòng

 

Ở khu vực này bạn có thể cân nhắc lựa chọn dòng đèn đọc sách, chiếu ánh sáng vừa đủ vào một khu vực nhỏ để đọc sách. Hoặc chọn dòng đèn đứng nội thất có chụp đèn giúp cung cấp ánh sáng dịu nhẹ cho khu vực giường.

Các dòng đèn và thiết kế chiếu sáng cho phòng ngủ thường được lựa chọn là đèn downlight (đèn ốp trần), đèn trần (ceiling light), đèn chùm (chandelier), đèn tường, đèn đứng nội thất…

 

8. Phòng trẻ em

Phòng dành cho trẻ thường dành cho trẻ vừa học tập vừa nghỉ ngơi. Do đó, ánh sáng trong phòng vừa phải đáp ứng đủ độ sáng cho trẻ tập trung học tập vừa phải có thể điều chỉnh sao cho thư giãn, nghỉ ngơi như phòng ngủ của người lớn. Việc lựa chọn dòng đèn và thiết bị chiếu sáng có thể điều chỉnh được độ sáng và màu sắc, giúp linh hoạt điều chỉnh ánh sáng phù hợp với mục tiêu sử dụng cho con trẻ an tâm học tập và vui chơi.

Các dòng đèn và thiết kế chiếu sáng thường dùng cho phòng trẻ em là đèn trần (ceiling light), đèn treo (pendant), đèn để bàn.

 

9. Phòng tắm

Đối với khu vực phòng tắm, do là khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước và hơi ẩm, nên đèn dành cho phòng tắm cần phải đáp ứng được chuẩn chống nước chống ẩm IP. Bạn nên cân nhắc về thông số này khi lựa chọn đèn cho  khu vực này.

Hướng dẫn cách chọn đèn và thiết bị chiếu sáng cho không gian phòng

 

Dòng đèn và thiết kế chiếu sáng thường được dùng lắp đặt cho không gian này là đèn trần (ceiling light), đèn treo tường dành cho phòng tắm, đèn downlight (đèn ốp trần) dành cho phòng tắm.

 

10. Toilet

Toilet và phòng tắm thì tùy theo thiết kế kiến trúc sẽ có nhà gộp chung, có nhà phân thành khu vực riêng. Ngoài việc đèn phải đáp ứng tiêu chuẩn của phòng tắm, chống nước và chống ẩm để đảm bảo an toàn và tuổi thọ của đèn. Dòng đèn trần dạng nhỏ hoặc đèn treo (pendant) dạng nhỏ là lựa chọn thường được sử dụng cho không gian này.

 

Cùng nhau chọn dòng đèn LED để làm chiếu sáng cho không gian nhà

 

Ngày nay có nhiều dòng đèn với nguồn sáng khác nhau, phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng.

Các nguồn sáng phổ biến hiện nay gồm có bóng đèn sợi đốt, đèn halogen, đèn huỳnh quang, đèn hơi thủy ngân, đèn hơi thủy ngân huỳnh quang, đèn hơi thủy ngân tích hợp chấn lưu, đèn halogen kim loại, đèn cao áp (đèn hơi natri) và đèn LED.

Hướng dẫn cách chọn đèn và thiết bị chiếu sáng cho không gian phòng

 

Với tuổi thọ lâu dài, đèn LED được ưu tiên sử dụng nhiều trong nhiều bố trí ánh sáng nội thất.

Sau đây là 3 yếu tố người dùng nên cân nhắc khi lựa chọn đèn và thiết bị chiếu sáng:

1. Chỉ số hoàn màu

Chỉ số hoàn màu là chỉ số quan trọng giúp quyết định màu sắc được chiếu sáng trong không gian phòng. Do đó, khi bạn chiếu sáng món ăn, chỉ số hoàn màu chính là yếu tố quyết định xem món ăn của bạn trông có ngon hay không. Trong đèn LED chỉ số hoàn màu trung bình (Ra) thường được liệt kê trong danh mục thông số. Giả sử giá trị ánh sáng tự nhiên là 100 thì số càng gần 100 thì ánh sáng sẽ tái tạo vật thể chiếu sáng có vẻ tự nhiên nhất. Ra80 hoặc cao hơn thường được khuyến nghị dùng cho các hộ gia đình.

2. Độ sáng (lumen)

Độ sáng thường được tính bằng đơn vị Lumen (Lx). Theo tiêu chuẩn độ sáng của bộ công nghiệp Nhật Bản JIS Z 9110:2010 thì các không gian sẽ cần có độ sáng trung binh như sau:

  • Hành lang : 75-150 lx
  • Không gian trống 200-300 lx
  • Phòng khách 150-300 lx
  • Nhà bếp 200-500 lx
  • Phòng học, phòng đọc sách 500-1000 lx

Thông số này sẽ có khác biệt tùy theo quy định của từng quốc gia, nhìn chung thì các không gian phải đáp ứng tiêu chuẩn độ sáng phù hợp thì mới có thể sinh hoạt và học tập một cách thoải mái.

 

3. Màu sắc của ánh sáng (nhiệt độ màu)

Đèn LED được sử dụng rộng rãi làm ánh sáng trong nhà chủ yếu được phân loại thành "màu bóng đèn", "màu trắng ấm", "màu trắng", "màu trắng ánh sáng ban ngày" và "màu ánh sáng ban ngày", xấp xỉ 3000 K, 3500 K, 4200 K, 5000 K, tương ứng là 6500 K.

Tùy theo không gian sử dụng mà chúng ta lựa chọn nhiệt độ màu thích hợp.

  • Đối với khu vực phòng ăn, thường được khuyến khích sử dụng nhiệt độ màu từ 2,000 ~ 3,000 K.
  • Khu vực nhà bếp được khuyến nghị sử dụng nhiệt độ màu 5,000 ~ 6,500 K.
  • Phòng ngủ khuyến khích sử dụng nhiệt độ màu từ 2,000 ~ 3,000 K.
  • Đối với mục đích học tập và làm việc, để tăng khả năng tập trung, bạn nên lựa chọn đèn có nhiệt độ màu từ 5,000 ~ 6,500 K.

Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ có một cách nhìn tổng quan và dễ dàng lựa chọn các dòng đèn phù hợp với không gian và nhu cầu sử dụng của bản thân.

Thương hiệu MotoM Việt Nam là thương hiệu công ty TNHH Olympia Việt Nam, 100% vốn Nhật Bản. Công ty thuộc tập đoàn Olympia Nhật Bản, chuyên sản xuất và kinh doanh thiết bị chiếu sáng. Công ty hiện có các nhà máy và văn phòng đại diện tại Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. 

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Motom Việt Nam qua :

Công ty TNHH Olympia Lighting Việt Nam

Nhà máy: Lô số 18-1, đường 3B, KCN Quốc tế Protrade, Xã An Tây, TX Bến Cát, Tỉnh Bình Dương

Văn phòng: 36 Nguyễn Bá Huân, P.Thảo Điền, Quận 2, Tp.HCM

Hotline: (+84) 287 3022 799

Email: marketing@olympia-vn.com.vn

Thời gian làm việc: Thứ 2 - 6: 7h - 17h Thứ 7 : 8h - 12h

 

← Bài trước Bài sau →